Quan hệ giữa TDS và sự tinh khiết Tổng_chất_rắn_hòa_tan

Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS không được vượt quá 500 mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá 1000 mg/l đối với nước sinh hoạt TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất). Một số ứng dụng trong ngành sản xuất điện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5. Tuy nhiên, điều ngược lại không phải luôn đúng. Nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi. Các loại nước khoáng thường không bị giới hạn về TDS.[9]

Nếu trong nước không có chất khoáng nào hòa tan thì ta hiểu ngay TDS sẽ bằng không. Đó là nước cất, nước kỹ thuật trong phòng thí nghiệm & nhà máy, nước tinh khiết. Thực tế làm được nước tinh khiết như thế rất khó. Cho nên chỉ số TDS thường là khoảng dưới 10. Chất rắn hòa tan ở đó cực kỳ nhỏ, gần bằng không.

Trong nước ăn, uống, sinh hoạt thì TDS cao hơn nhiều, bởi vì nó chứa các khoáng chất của tự nhiên. Cần lưu ý rằng, loài người sinh ra hàng triệu năm rồi. Việc tắm rửa, ăn uống bằng nước trong thiên nhiên, chứa đầy các khoáng chất. Bây giờ loài người đã thích nghi và rất cần những khoáng chất của thiên nhiên, thiếu nó sẽ sinh ra bệnh tật, nhưng có khoáng chất trong nước là để cho sức khỏe bình thường và cân bằng, và không nên hiểu là nó chữa được bệnh gì. Nhiều kim loại thuộc dạng khoáng chất như kẽm, magnesi,…

Chính vì lẽ đó, chỉ số TDS trong quy chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt của Việt Nam và Thế giới là cho phép tới 1000 (mg/ lít) và các thành phần khoáng chất trong đó cũng được quy định ở hạn mức nhất định. Chưa có một quốc gia nào xác định nước cất, nước tinh khiết là nước ăn uống sạch.

Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị, chứa các khoáng chất và vi lượng của thiên nhiên, được tiêu chuẩn hóa theo các Quy chuẩn của Việt Nam, như QCVN01, QCVN02-2009/BYT. Trong đó Tổng chất rắn hòa tan TDS cho phép tới 1000

Như vậy, khi đo chỉ số TDS trong nước ăn uống, đạt con số hàng trăm là rất tốt. Và cần xem xét thêm các thông số khác của nước.[10]

Khi đo thấy chỉ số TDS cao, cần tiếp tục phân tích mẫu nước để xác định thành phần các ion chủ yếu và đối chiếu với các ứng dụng thực tế để quyết định có cần giảm TDS hay không.

Ví dụ: đối với nước dùng cho nồi hơi, nước cho máy giặt công nghiệp phải không có các ion calci, magnesi, tránh tình trạng nổ lò hơi hoặc giảm tuổi thọ máy giặt. Nếu TDS cao do nhiều ion calci, magnesi, bắt buộc phải loại bỏ hết các ion này.

Đối với nước khoáng, cũng cần xác định thành phần khoáng để có biện pháp lựa chọn giữ lại hoặc giảm bớt.

Khi biết thành phần chính của TDS sẽ có thể áp dụng những phương pháp thích hợp:

Trao đổi ion.

Khử ion.

Thẩm thấu ngược.

Chưng cất.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổng_chất_rắn_hòa_tan http://thuycanhvisan.com/sample-data-articles/93-t... http://www.wikihow.com/Calculate-Total-Dissolved-S... http://www.water-research.net/index.php/water-trea... http://www.nanosky.org/tin-tuc-su-kien/chi-so-tds-... http://www.greenwater.com.vn/tin-tuc/tds-trong-nuo... http://sunny-eco.vn/tds-la-gi-va-cac-khoang-chat-h... https://nepis.epa.gov/Exe/ZyNET.exe/00001KIO.TXT?Z... https://www.epa.gov/quality/total-dissolved-solids... https://web.archive.org/web/20150429145631/http://... https://web.archive.org/web/20161006212436/http://...